Header Ads

Định hướng, tư duy quản trị tài chính quan trọng ra sao?

Định hướng, tư duy quản trị tài chính quan trọng ra sao?

Định hướng, tư duy quản trị tài chính hay bản đồ kế hoạch đầu tư cuộc đời thực sự là tư duy quan trọng nhất nếu nói về tiền bạc của mỗi người.

Tôi cho rằng trong 100 người, không quá 1 người có được ý tư duy quản trị tài chính trước khi được đào tạo. Nó không hề khó hiểu, nhưng không học thì như mây mù mãi che khuất mặt trời. Hãy dành thời gian đọc thật chậm bài viết này.

Nội dung

1 Mấu chốt của tư duy quản trị tài chính

2 Kế hoạch tài chính quan trọng ra sao?

2.1 Kế hoạch tài chính là gì?

2.2 Tác dụng của kế hoạch tài chính

2.3 Xây dựng kế hoạch tài chính mẫu

2.3.1 Ví dụ 1

2.3.2 Ví dụ 2

2.3.3 Ví dụ 3

2.3.4 Ví dụ 4

2.3.5 Kế hoạch khuyến nghị bởi Hoài Phong

3 Dùng tiền như người lao động thứ 2

4 Không lũy kế thì không có ý nghĩa

5 Tổng kết


1 Mấu chốt của tư duy quản trị tài chính

Đầu tiên, Hoài Phong xin được liệt kê, sau đó sẽ diễn giải chi tiết từng mục.

Phải có lộ trình tài chính, thành công hay không nhưng đã đi là phải xác định đường đi rành mạch

Dùng tiền như người lao động thứ 2

Không lũy kế được thì không có ý nghĩa đáng kể

2 Kế hoạch tài chính quan trọng ra sao?

Nếu một ngày bạn từ nhà và muốn sang Hồ Hoàn Kiếm để chơi. Bạn có xe đầy xăng, sức khỏe, nhưng bạn vẫn không thể tới nơi nếu không có bản đồ. Tấm bản đồ là tuyệt đối quan trọng, bạn có thể tới đích. Càng muốn đi xa, đi nhanh thì bản đồ càng quan trọng.

Có những doanh nhân chưa từng học, nhưng nguyên tắc họ thực hành tuyệt đối đúng với nguyên tắc, tư duy tài chính chuẩn. Đó là những tài năng thiên phú. Còn bạn, bạn phải học.

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính khác với kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch tài chính là việc bạn quản lý các nguồn lực tài chính đã/sẽ có cho đạt mục tiêu của mình.

Kiếm 400 triệu / năm: Đây không phải kế hoạch tài chính, nó đơn giản là kế hoạch công việc, kinh doanh.

Tới năm 50 tuổi có 30 tỷ: Đây là mục tiêu tài chính, chưa phải kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính bạn phải xác định được rõ ràng các yếu tố sau:

Nguồn lực (vốn) đang / sẽ có

Mục tiêu tài chính của bạn (số tiền)

Phương pháp gia tăng giá trị của nguồn lực (Đầu tư / làm gì)

Cần bao nhiêu thời gian, cần hiệu suất ra sao?

Một ví dụ đơn giản về kế hoạch tài chính: Có 4 tỷ, dự định đầu tư BDS với hiệu suất 18%/năm để thành 10 tỷ sau 5 năm (Chỉ là ví dụ, chưa có phân tích và đi sâu vào kế hoạch).

Kế hoạch như 1 chiếc xe trên đường, có vận tốc, có quãng đường, có thời gian và từ đó ước tính được kết quả của xe đến đích. Đương nhiên không phải xe luôn tới đích hoặc tới đích đúng lúc, nhưng ít nhất khi đi đường bạn luôn cần dự kiến này.

Tác dụng của kế hoạch tài chính

Khi không xây dựng kế hoạch tài chính, bạn như người đi lang thang vậy. Cố gắng làm hết sức, cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Không có ước tính định mức: Bao nhiêu, bao lâu. Việc chi tiêu cũng theo đó mà mất kiểm soát hơn. Do không có kế hoạch SỬ DỤNG tiền rõ ràng, bạn nhanh chóng rơi vào việc tiêu xài, hưởng thụ.

Tác dụng đầu tiên của kế hoạch tài chính: Kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Bạn sẽ rơi vào trạng thái thiếu tiền. Thiếu tiền khác với nghèo, nghèo là không có tiền. Còn thiếu tiền là bạn cần tiền cho các kế hoạch tạo ra tiền. Đương nhiên khi có cảm giác này, nhu cầu chi tiêu của bạn sẽ giảm xuống. Ngược lại, lúc có cảm giác mình “thừa tiền” do không biết làm gì, bạn sẽ tập trung vào hưởng thụ. Đó là lí do người có 100 tỷ đi vay, nhưng người chỉ có 200 triệu lại cảm thấy thừa tiền. Đó là bởi một người đã có kế hoạch để tiền sinh sôi, một người thì không.

Các mục tiêu (ước mơ) phổ biến khi không xây dựng kế hoạch tài chính:

Mua được nhà ở TP lớn, có xe ô tô.

Có số tiền khoảng 1 triệu đô hoặc hơn 1 chút…

Đặc thù chung của nó là một con số cố định, có thể ước tính. Đối với ước mơ thứ nhất, người ta sẽ lên kế hoạch bằng việc làm việc thật tốt. Với ước mơ thứ 2, nó được xây dựng bằng cách: Làm việc, kiếm tiền thật xuất sắc.

Nếu bạn chỉ tập trung và KIẾM TIỀN, thì cả 2 ước mơ này đều thuộc loại KHÓ chứ không dễ. Nhưng khi bạn tập trung vào QUẢN TIỀN, thì ước mơ này không dễ nhưng đương nhiên khả thi hơn nhiều.

Tác dụng thứ 2 của kế hoạch tài chính: Bạn sẽ dám đặt một mục tiêu xa hơn.

Xây dựng kế hoạch tài chính mẫu

H.P sẽ xây thử 1 số mẫu kế hoạch tài chính cho bạn, trước hết để bạn hình dung rõ hơn đã:

Ví dụ 1

Vốn 300 triệu

Mục tiêu 20 tỷ

Phương pháp: (a) Hold 1 đồng coin dài hạn, yêu cầu mức tăng trưởng X66 lần. (b) Hold 1 đồng coin X khoảng 30 lần sau đó mua 1 mảnh đất chờ X2.

Dự kiến cần: 3 – 5 năm

Lưu ý rằng các giả định này là ví dụ hết nhé.

Ví dụ 2

Vốn 3 tỷ

Mục tiêu 10 tỷ

Phương pháp: Đầu tư BĐS lên khoảng 8 tỷ, sau đó gửi tiết kiệm vài năm để có 10 tỷ.

Dự kiến: Cần 6 – 8 năm.

Ví dụ 3

Vốn 1 tỷ

Mục tiêu 10 tỷ

Phương pháp: Đầu tư chứng khoán với hiệu suất năm 40%

Thời gian dự kiến 7 – 8 năm.

Ví dụ 4

Vốn 200 triệu

Mục tiêu 60 tỷ

Phương pháp: Đánh Vietlott định kỳ, ngày 500K

Thời gian dự kiến: Đến khi hết tiền, khoảng 2 năm (Do không phải ngày nào cũng quay số)

Các phương pháp đều có xác suất thành công. Kể cả ở ví dụ 4, dù xác suất đó là nhỏ. Còn đương nhiên cả 4 đều không dễ dàng, nhưng chắc chắn nó có khả năng thành công cao hơn không làm gì.

Kế hoạch khuyến nghị bởi Hoài Phong

Đây là kế hoạch thật, nó có thể khả dụng bằng sự nghiêm túc và kiên trì, không cần quá nhiều sự siêu đột biến.

Vốn: 400 triệu, đây là số vốn khuyến nghị để bắt đầu.

Mục tiêu: 20 tỷ (Mức tăng trưởng X50 lần)

Phương pháp 1:

Đầu tư chứng khoán với hiệu suất ước tính 30% năm, trong 15 năm sẽ đạt mục tiêu. Đây là phương pháp đi 1 đường, bước những bước đều. Tại sao là chứng khoán thì bạn đón đọc chuỗi bài sau sẽ hiểu.

Phương pháp 2:

Đầu tư coin ở thời điểm thích hợp, mục tiêu khoảng 1.2 – 1.5 tỷ (1 năm). Sau đó chuyển về đầu tư chứng khoán với mức 35% mỗi năm, cần khoảng 10 năm nữa để đạt mục tiêu. Phương pháp này sử dụng cách chấp nhận rủi ro ở giai đoạn đầu, đạt số vốn nhất định thì hạ rủi ro xuống, sang phương pháp an toàn hơn.

Con số 10, 15 năm nghe có vẻ quá dài. Nó khiến người ta chạy theo những kế hoạch chớp nhoáng mạo hiểm. Không chỉ là vấn đề thời gian, họ còn không tin vào con đường đó nữa.

Hiểu đơn giản kế hoạch của H.P là: Tích vốn trên 400 triệu. Tìm phương pháp lũy kế 30% khả dụng nhất và thực hiện nó trong dài hạn. Đủ thời gian, bạn sẽ tới đích.

20 tỷ là số tiền nhiều người đã / sẽ đạt được. Sự khác biệt ở đây là gì? Đó là quy trình để tạo ra 20 tỷ đó. Nó càng chắc chắn, con số này sẽ càng lớn. Nếu nó càng đến từ yếu tố mạo hiểm, thời cơ thì con số sẽ dừng lại nhanh chóng, thậm chí giảm đi. Mốc 20 tỷ chỉ là mốc tạm thời, không phải đích đến hợp lý của đời người. Bạn sẽ vượt xa nó rất rất nhiều khi đã nắm vững quy trình, và đạt tới khoảng 5 tỷ đầu tiên bằng cách quản trị.

3 Dùng tiền như người lao động thứ 2

Rất nhiều người khi tham gia vào đầu tư tài chính (Coin, chứng khoán) đã mắc phải lỗi này. Cảm giác kiếm tiền quá nhanh (dễ) đã khiến họ sai đường. Sai lầm này cụ thể như sau:

Quan điểm về đầu tư chưa chính xác. Đầu tư phải là việc song song bên cạnh công việc. Công việc ta đang làm là người làm ra tiền, đầu tư là dùng tiền đẻ ra tiền.

Tôi ví nó như 2 bánh của một chiếc xe. Công việc chính là bánh trước, đầu tư là bánh sau. Phải dồn toàn bộ động lực vào công việc, phát triển tới ngưỡng tối đa, tới khi đạt ngưỡng mới chuyển sang đầu tư. Việc đầu tư tạo ra lợi nhuận lớn và nhanh, khi chưa có tư duy chính xác đa phần người ta bỏ ăn bỏ làm mà đầu tư.

Tại sao người ta lại bỏ sáng theo tối?

Một công việc đầu tư thành công xuất sắc khi có lợi nhuận trên 25% mỗi năm. Nhưng lợi nhuận từ làm ăn của bạn sẽ thường cao hơn mức đó. Như vậy khi chưa phát huy hết sức của việc làm ăn, đừng nghĩ tới đầu tư. Nhưng vì khi mới đầu tư, người ta dùng sự tham lam để thay quản trị rủi ro. Nó tạo ra lợi nhuận siêu lớn, nhanh chóng. Lợi nhuận này (do ảo tưởng chứ thực ra do đánh đổi rủi ro mà có) áp đảo so với làm ăn, từ đó mọi người bỏ làm bỏ ăn để đi đầu tư. Người ta cho rằng các hoạt động đầu tư đó kiếm ngon hơn nhiều. Một lần nữa khẳng định rằng lợi nhuận đó đến từ mạo hiểm (liều), không phải năng lực.

Việc này tạo ra 2 bất lợi:

Bạn giảm / mất khi nguồn thu nhập cũ, kỹ năng kiến thức bị chậm lại. Đây vốn là sở trường của bạn, bạn từ bỏ để theo lĩnh vực hoàn toàn mới.

Bạn sẽ sử dụng phần tiền kiếm được từ đầu tư cho chi tiêu do không còn nguồn thu từ làm việc. Kết quả tổng tài sản bị chậm tốc độ gia tăng do bị cắt cho chi tiêu.

Hiểu như sau: Bạn có vốn 2 tỷ, cũng không nhỏ. Bạn đi đầu tư đạt tỉ lệ 40% (mức trên cả thiên tài Warrent Buffet), cụ thể là 800 triệu. Nhưng vì đã bỏ việc để đầu tư, lúc này bạn chỉ còn một chân để đi. 800 triệu lợi nhuận này bạn sẽ phải dùng để trang trải chi tiêu, sinh hoạt. Sang năm sau, bạn vẫn chỉ có vốn quanh 2 tỷ, như vậy sự phát triển bản thân với bạn là không đáng kể.

Bài học: Không bao giờ bỏ bê công việc để đầu tư. Không bao giờ chi tiêu quá nhiều vào lợi nhuận từ việc đầu tư

Bạn phải để khoản đầu tư như một người nữa làm việc, bên cạnh bạn làm việc thì sau này mới có thể tiến xa. Đương nhiên bạn có thể lấy lợi nhuận từ đầu tư ra để sinh hoạt. Nhưng để nó không cản trở tốc độ gia tăng tài sản của bạn, bạn chỉ nên dùng từ 2- 5% lợi nhuận đầu tư (tức <1% vốn gốc). Tại sao có tỉ lệ này: Bởi việc đầu tư đạt mức 25% mỗi năm đều đặn đã rất xuất sắc. Nếu bạn chỉ cần lấy nửa tiền lời từ việc đầu tư ra sử dụng, tốc độ lũy kế của bạn chỉ còn hơn 10% mỗi năm.

Cùng tỉ lệ 35% mỗi năm

1 tỉ khi để khoản tiền sinh sôi độc lập => 404 tỷ

1 tỷ khi dùng hết nửa tiền lợi nhuận => 20 tỷ

4 Không lũy kế thì không có ý nghĩa

Đây là lỗi lớn của trên 90% mọi người. Nó khiến nhiều người kiếm được rất nhiều tiền nhưng tốc độ gia tăng tài sản không tương xứng. Việc này có 2 lí do:

Không thấy được sức mạnh của lãi kép

Không có kế hoạch sử dụng tiền, tức không nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền (mục phía trên)

Lãi kép thì ai cũng biết, nhưng mấu chốt của nó là gì:

Đó chính là lãi phải được sinh ra trên toàn bộ số vốn của bạn.

Đó chính là lí do ở mục trên tôi chia sẻ rằng không được phép ăn vào vốn. Phải để nó độc lập, gia tăng liên tiếp mới thực sự hiệu quả.

Bạn cần ý thức rõ về số vốn mình đang có, và mục tiêu trên chính số tiền đó. Rất nhiều người bị định tính về con số, mà không phải tỉ lệ (%). Ví dụ khi đã đặc mức 10 tỷ, họ dùng 1 tỷ ăn 25% được 250 triệu. Dùng 2 tỷ khác đầu tư ăn 10% được 200 triệu, Gửi tiết kiệm được 280 triệu v.v. Họ có cảm giác tiền sử dụng hiệu quả, do con số theo tuyệt đối không nhỏ. Nhưng thực chất hiệu quả đạt của nó khá thấp.

Nhắc lại: Mấu chốt là toàn bộ số vốn phải được đưa vào vòng quay sinh tiền tệ. Lúc này bạn mới thấy: Chà 30% không hề đơn giản. Nó là rất khó. Bất cứ ai có khả năng đạt 30% mỗi năm mà ít rủi ro, đều sẽ trở thành siêu giàu. Nếu bạn dám cắm cả căn nhà để đánh lô, 1 căn thành 3.5 căn nó rất ý nghĩa. Còn dù trúng đề (ăn trên 90 lần) nhưng bạn chỉ đánh 200K cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Hãy tập trung nhất tới những hạng mục đầu tư, dùng tiền có thể sử dụng HẾT số vốn của bạn. Đó chính là lí do BĐS là con đường nhiều người hình thành nên tài sản lớn nhất. Chia trung bình, hiệu suất từng năm rất bình thường (khi chia đủ 5 10 năm). Nhưng trên tổng số vốn nó sử dụng thì rất tốt.

Tổng kết

Yêu cầu bạn cần đạt được

Xác định số vốn hiện tại của mình

Chọn một mục tiêu về số tiền

Thử xây dựng phương án để đi tới mục tiêu đó

Hiểu được ý nghĩa của lãi kép và tiền sinh lời độc lập

Ở các bài tiếp theo, bạn sẽ được tìm hiểu để xây dựng phương án rõ nét, khả thi nhất. Còn bây giờ, ít nhất cần hình dung, tưởng tượng về nó đã. Bài thứ 2 cho bạn: Con đường kiếm nhiều tiền nhất có thể.


Nguồn GsPhong.com

No comments

Powered by Blogger.